Nói đến trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam người ta nói đến áo dài, nhắc đến nét đẹp người phụ nữ Việt người ta nhắc đến áo dài và nón lá. Vậy từ đâu, từ khi nào chiếc áo dài hình thành và phát triển để có nét đẹp uyển chuyển và gợi cảm như ngày hôm nay, hãy cùng Áo dài SG ngược dòng lịch sử tìm về lại cội nguồn lịch sử áo dài Việt Nam.
Áo dài xuất thân từ áo tứ thân và ngũ thân
Hàng ngàn năm trước hình ảnh chiếc áo dài việt nam từng hiện diện trên chiếc trống đồng Ngọc Lũ, theo một số nghiên cứu truyền thân chiếc áo dài hôm nay chính là tà áo dài tứ thân của phụ nữ Bắc Bộ. Tuy nhiên ít ai biết rằng theo truyền thuyết vì Hai Bà Trưng từng mặc áo dài hai vạt đi đánh trận, nên để tỏ lòng tôn kính hai bà người ta đã biến tấu chiếc áo dài hai vạt ấy thành chiếc áo tứ thân như thế này.
Kễ từ đó chiếc áo tứ thân đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam suốt mấy trăm năm, cho mãi đến thế kỷ thứ 17 để thể hiện sự phú quý giàu sang, lần đầu tiên người phụ nữ thành thị cải tiến chiếc áo dài tứ thân thành chiếc áo dài ngũ thân, xét về tổng thể áo ngũ thân là một cải tiến rất quan trọng, trong năm thân áo tức năm tà áo thì bốn tà chính gồm hai tà trước và hai tà sau được may ép lại với nhau thành từng cặp gián tiếp biến áo tứ thân thành áo hai thân với hai vạt chính là vạt trước và vạt sau tạo ra một hình thức hoàn toàn mới so với áo tứ thân, áo dài ngũ thân đã tồn tại cho đến những năm 30 – 40 của thế kỷ trước.
Áo dài Lemour
Vào năm 1934 những cách tân đầu tiên được thực hiện bởi nhà may Cát Tường ở Hà nội gọi là áo dài tân thời Lemur theo đó thân trên áo được may ôm sát theo các đường cong cơ thể tạo nên vẽ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo, đồng thời vạt trước được kéo dài chấm đất để tăng thêm vẽ uyển chuyển khi bước đi, chính là từ đây áo dài Việt Nam tìm được hình hài chuẩn mực của nó, sau này dù trãi bao thăng trầm, cách tân cách điệu hình dạng chiếc áo dài tân thời về cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Năm 1958 một người phụ nữ nổi tiếng lúc bấy giờ là bà Trần Lệ Xuân đã thiết kế kiểu áo dài hở cổ mà dân gian thường gọi là áo dài Trần Lê Xuân, không chỉ gây chấn động thời trang quý bà thời kỳ đó nhờ việc làm tôn lên chiếc cổ và bờ vai gợi cảm của người phụ nữ, thiết kế này còn rất phù hợp với miền nhiệt đới, cho đến hôm nay kiểu áo dài hở cổ này vẫn tỏ ra thích hợp với nhiểu biến tấu khá phong phú.
Áo dài tay Rag-lan
Thập niên 1960 nhà may Dung ở Dakao Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan, cách ráp này đã giải quyết được vấn để khó khăn nhất khi may áo dài là những nếp nhăn ở hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cỗ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.
Áo dài Hippy – tiền thân của áo dài cách tân ngay này
Đến gần cuối thập kỷ 60 áo dài Hippy ra đời, ngay lập tức áo Hippy trở thành thời thượng của giới trẻ, ở chiếc áo dài Hippy cổ áo hạ thấp xuống chỉ còn ba centimet, vạt áo hẹp lại và ngắn dần lên, có khi chỉ còn đến đầu gối, dù vẫn giữ đường lượn theo thân hình nhưng áo Hippy được may rộng hơn không chít eo nữa, tay áo cũng được may rộng ra, thể hiện sử trẻ trung năng động, kiểu áo này rất phù hợp với nữ sinh, sinh viên thời kỳ đó.
Giai đoạn áo dài phát triển mạnh mẽ nhất
Sau một thời gian dán đoạn, đến những năm 1990 trào lưu áo dài được khởi xướng trở lại, lịch sử áo dài Việt Nam bước sang trang mới, chiếc áo dần trở nên thanh nhã hơn về vốc dáng, cầu kỳ hơn về chất liệu họa tiết, bắt đầu bằng áo dài vẽ của họa sĩ Hoàng cho đến áo dài thổ cẩm của nhà thiết kế Minh Hạnh, rất nhanh chóng thị trường áo dài phát triển với tốc độ chóng mặt theo nhiều phong cách và xu hướng hết sức phong phú và đa dạng, nhờ đáp ừng được hai yếu tố quan trọng của phục trang là tính thẩm mỹ và tính ứng dụng.
Ngay nay dù mức độ nhu cầu có khác nhau nhưng áo dài là trang phục được hầu hết phụ nữ Việt Nam ưa thích và lựa chọn, nhu cầu cao tạo điều kiện cho các nhà thiết kế áo dài không ngừng tìm tòi ý tưởng sáng tạo đưa ra hàng trăm, hàng ngàn biến thể biến tấu.
Quanh năm xuân hạ thu đông các bộ sưu tập áo dài lần lượt ra đời tạo nguồn cảm hứng cho giới chuyên môn nói riêng, đông đảo công chúng nói chung, cho đến bây giờ có thể nói áo dài đã được thời trang hóa, xuất hiện nhiều nhà thiết kế áo dài tài năng, nổi tiếng thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế mà sản phẩm của họ đã trở thành thương hiệu, có thể kễ ra những cái tên như Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Trung, La Hằng, Việt Hùng, Thuận Việt, Lan Hương, v.v…
Áo dài là niềm cảm hứng sáng tác thơ văn
Gắn liền với lịch sử chiếc áo dài tất nhiên còn là niềm cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh, nhà điêu khắc, nhà thiết kế,.. Nhà thơ Nguyên Sa nhờ hai câu “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát – Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” mà trở nên nổi tiếng
Họa sĩ Tô Ngọc vân có bức tranh để đời “Thiếu nữ bên hoa Huệ”, rồi nhiều ca khúc ngợi ca tà áo dài của các nhạc sĩ danh tiếng như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Từ Huy, Sỹ Luân,…
Tuy nhiên dưới con mắt của các nhà thiết kế thì hay nhất có lẽ vẫn là hai câu thơ của giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê “Đơn sơ hai mãnh tuyệt vời – Thân sau vạt trước nên lời nước non” bởi nó đã đề cập đúng phần độc đáo nhất, riêng biệt nhất, đặc trưng nhất của chiếc áo dài Việt Nam.
Áo dài xuất hiện ở các sự kiện lớn
Năm 2001 lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tours của nước Pháp, kễ từ đó thế giới biết đến chiếc áo dài Việt Nam, trong mắt họ áo dài đã trở thành biểu tượng của một đất nước, một dân tộc, nếu so sánh với quốc phục của một số dân tộc khác như Kimono của người Nhật hay Hangbok của nười Hàn thì áo dài Việt Nam có ưu thế vượt trội là vừa giữ được vẽ đẹp truyền thống lại, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng rất đa dạng trong đời sống hiện đại, áo dài đã được chọn là trang phục trong các phần thi chính thức của các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian qua.
Tháng 3 năm 2014 lần đầu tiên lễ hội áo dài được tổ chức tại thành phồ Hồ Chí Minh như một sự tôn vinh chiếc áo dài dân tộc và là một hoạt động giàu ý nghĩa trên nhiều phương diện.
Ngày nay chiếc áo dài trở nên phổ biến
Ngày nay, ở Việt Nam áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi dành cho cả hai giới nam và nữ, riêng với phụ nữ không chỉ là trang phục đời thường, áo dài còn là trang phục chuẩn mực phục vụ cho những dịp đặc biệt quan trọng như lễ tốt nghiệp, lễ cưới, những ngày lễ tết hội hè, những sự kiện đáng nhớ trong đời.
Với phụ nữ Việt Nam thật khó để kễ hết những sự kiện đã gắn bó họ với chiếc áo dài, kễ từ khi còn là người thiếu nữ đến trường trong chiếc áo tinh khôi cho đến lúc trưởng thành đi làm lấy chồng rồi làm vợ, làm mẹ, có thể nói chiếc áo dài đã đi theo họ suốt cuộc đời.
Ngày nay, chiếc áo dài đã trở thành một phần bản sắc văn hóa Việt, nói đến Việt Nam là nói đến chiếc áo dài, nón lá. Nhìn ra cuộc sống sôi động trước mắt rồi nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm bỗng cảm thấy tự hào về những gì cha ông đã để lại cho chúng ta một nền văn hiến lâu đời, trong số những vẻ đẹp văn hóa ấy, lịch sử chiếc áo dài mãi mãi vẫn là niềm vui niềm cảm hứng không bao giờ phai mờ theo năm tháng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Các bài log khác của Áo dài SG
Các album ảnh của khách hàng Áo dài SG
Theo dõi chúng tôi trên facebook tại đây